((~.~.~.CLOVER.~.~.~))
Hãy đăng ký làm thành viên hoặc đăng nhập ngay nào!Những nguyên tố trong ta GreenChem
((~.~.~.CLOVER.~.~.~))
Hãy đăng ký làm thành viên hoặc đăng nhập ngay nào!Những nguyên tố trong ta GreenChem
((~.~.~.CLOVER.~.~.~))
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Chào mừng đến với 4rum Clover, nơi bạn sẽ biết thêm nhiều điều tuyệt vời về môn Hoá học.
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Những nguyên tố trong ta

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Ben_hoang95
Học sinh Hóa
Học sinh Hóa
Ben_hoang95


Tổng số bài gửi : 84
Points : 27727
Danh vọng : 11
Join date : 13/04/2009
Age : 28
Đến từ : HCM city

Những nguyên tố trong ta Empty
Bài gửiTiêu đề: Những nguyên tố trong ta   Những nguyên tố trong ta Icon_minitimeSat Apr 18, 2009 5:23 pm

Có một nhà khoa học nào đó đã nói “Trong một hạt bụi có thể chứa tất cả các nguyên tố, có điều lượng của chúng nhỏ đến mức các dụng cụ hiện nay chưa có khả năng phát hiện mà thôi”. Câu nói đó đúng ở mức độ nào, phải đợi tương lai trả lời, song trong cơ thể chúng ta, cho tới nay người ta đã xác định được khoảng 70 nguyên tố trong bảng Mendeleep.

Không kể những “vật liệu xây dựng” nên các tế bào, các mô, xương như cacbon, photpho, hyđro, oxy, nitơ, canxi, lưu huỳnh … Từ năm 1713 Lemery và Geofey đã tìm thấy sắt, tiếp đó, các nhà khoa học khác tìm thấy coban, niken, crom, kẽm, mangan, selen, cadmi, molipden và hạt loạt các nguyên tố khác nữa. Hàm lượng các nguyên tố này hoàn toàn không trùng hợp với sự phân bố của chúng trong thiên nhiên. Chẳng hạn trong vỏ trái đất có rất ít cacbon, photpho, nitơ thì chúng lại chiếm tỷ lệ rất cao trong chúng ta, trong khi đó titan, silic, iod rất giàu trong thiên nhiên, lại vô cùng nhỏ bé trong cơ thể.

Câu châm ngôn “Đừng coi thường cái nhỏ” áp dụng vào đây thật đúng. Nhiều kim loại, chỉ chút xíu thôi, lại có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của cong người. Thừa hoặc thiếu chúng đều có hại. Thiếu sắt đồng nghĩa với thiếu máu. Thiếu đồng có thể là nguyên nhân đứt mạch máu. Người ta cũng chưa khẳng định được bệnh cao huyết áp là do thiếu nari hoặc thiếu canxi (và cả cadmi), nhưng chắc chắn thị giác bị yếu đi không phải chỉ do thiếu vitamin A, mà cả selen cũng không đầy đủ. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng selen chuyển hóa quang năng thành điện năng trong võng mạc.

Người “háo ngọt” nhất cũng không sợ bị mắc bệnh tiểu đường nếu như “nghiện” cam, xoài , mía, chuối vì đường tự nhiên luôn chứa kẽm. Chỉ những ai toàn dùng đường kính mới có nguy cơ mắc bệnh này và cũng chỉ đường kính mới nguy hiểm với người có bệnh. Trong quá trình tinh chế đường, kẽm đi vào nước thải. Thiếu kẽm, cơ thể không đồng hóa được glucozo, đường không thấm được qua mô.

Vì sao các thầy thuốc đông y chữa cho người mắc bệnh tim bằng nước sắc của cây Dương địa hoàng. Vì hàm lượng crom trong cây này cao hơn bất cứ loài thực vật nào. Mà khi xét nghiệm những người bị nhồi máu cơ tim, bao giờ cũng thấy hàm lượng crom giảm hẳn. Mối liên quan ấy hẳn ai cũng nhận ra.

Một kim loại khác – mangan – cũng cần hết sức lưu ý. Quá ít mangan có nguy cơ suy động mạch vành. Thừa mangan không loại trừ viêm túi mật. Các thí nghiệm còn chứng tỏ mangan cho cơ thể thêm sức mạnh chống bệnh truyền nhiễm và các chất độc. Các con lợn biển bị tiêm những liều tác nhân gây bệnh uốn ván và kiết lỵ đã được chữa không mấy khó khăn bằng các loại thuốc chứa mangan.

Mỗi nguyên tố có vai trò, là những “cảnh vệ” đắc lực giữ cân bằng cho sức khỏe. Khi có một sự “lệch lạc” nào đó, bệnh tật sẽ tấn công chúng ta. Hiểu biết kỹ về chúng – điều mà còn lâu chúng ta mới có khả năng – là nắm được quy luật để tạo ra các loại thuốc chữa bệnh có hiệu quả. Con đường này còn dài. Trước mắt sự có mặt của chúng, kèm theo số lượng cụ thể, là một “kho” thông tin quúy giá giúp cho bác sĩ chẩn đóan bệnh một cách chính xác hơn.

Đó là lý do vì sao các bệnh biện hiện đại trên thế giới không bao giờ thiếu chiếc máy quang phổ tiên tiến nhất, có khả năng phát hiện và định lượng các nguyên tố trong chúng ta.

Cơ thể, theo đúng nghĩa là môt nhà máy hóa chất. Giám đốc của nhà máy ấy không thể không năm vững các “quy trình” sản xuất, từ nguyên liệu đến sản phẩm, trong đó có những chất xúc tác, nhiều khi hàm lượng chỉ một vài phần triệu hay còn ít hơn nhiều nhưng quyết định vô cùng.
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/huuhoang1995/
dzoikoan
Học sinh Hóa
Học sinh Hóa
dzoikoan


Tổng số bài gửi : 34
Points : 27613
Danh vọng : 15
Join date : 12/04/2009

Những nguyên tố trong ta Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những nguyên tố trong ta   Những nguyên tố trong ta Icon_minitimeSat Apr 18, 2009 6:03 pm

ua ua?? 118 nguyen to tat ca mak..!! Niu nho hok lam..con Dzoi an tuog nhat la 2 nguyen to dzo 2 em nho ben Japan kham pha and nghien cuu dc..!! Oa Oa..2 theg i song suog suot doi lun :boiroi :xucdong :No tu. tu~ tui mun dong tien mak tui. no dang so huu hik hik
Về Đầu Trang Go down
 
Những nguyên tố trong ta
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Vai trò của các nguyên tố hóa học trong cơ thể
» Những dung dịch phát sáng trong bóng đêm nghe rùng rợn
» Nguyên tố thứ 118
» Cấu tạo nguyên tử-phân tử-chất
» Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
((~.~.~.CLOVER.~.~.~)) :: Môn Hóa :: Lý thuyết môn Hóa-
Chuyển đến